Màng chống thấm GCL

Màng chống thấm GCL

0 out of 5

  • Lớp lót và đóng nắp bãi chôn lấp rác thải
  • Hồ chứa nước hoặc kênh đào, suối nhân tạo
  • Hồ cảnh quan, hồ
  • Ao suy giảm
  • Ngăn tràn nhiên liệu
  • Kết cấu chống thấm
  • Ao cân bằng đường cao tốc và đường sắt
  • Mô tả

Mô tả

Màng chống thấm GCL

Màng chống thấm GCL gồm lớp lót đất sét tổng hợp được sản xuất bằng vật liệu thô bentonite nằm giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt được sử dụng để đảm bảo tính chống thấm. Bentoninte được sản xuất dạng bột và dạng hạt. Khả năng không thấm của chúng rất cao. Lớp lót đất sét địa tổng hợp thường được sử dụng trong các ứng dụng ao nhân tạo, cách ly xây dựng và cơ sở chôn lấp rắn, và chúng cũng giống như bạt hdpe

màng chống thấm gcl bentonite

màng chống thấm gcl bentonite

Báo giá màng chống thấm GCL Bentonite

ttLoạiĐơn giá /m2
1Báo giá màng chống thấm GCL ART300065.000
2Giá Màng chống thấm GCL ART400070.000
3Báo giá màng chống thấm GCL bentoninte ART 500075.000

Báo giá cập nhật mới nhất hôm nay

Báo giá thi công màng chống thấm bentonite

ttChủng loạiĐơn giá vận chuyểnĐơn giá thi công
1Thi công trải màng chống thấm GCL ART 30004.000 đồng/kg5.000 đồng/m2
2Bột Bentonite7.500 đ/kg

Đơn giá tạm tính, đơn giá thực tế theo thực địa

Báo giá màng chống thấm gcl

Báo giá màng chống thấm gcl

Cách tính hao hụt màng GCL và khối lượng bột Bentonite cần dùng

  • Hao hụt chồng mí: độ rộng tối thiểu chồng mí là 15cm, nên hao phí chồng mí sẽ khoảng 3%.
  • Tuy nhiên, khác với vật liệu khác, Màng GCL sau khi cắt, bột bentonite dễ rơi ra, vì vậy, phần bentonite sau khi cắt bỏ muốn tận dụng phải bỏ đi khoảng 1m dài để đảm bảo lớp bột bên trong vẫn đảm bảo đúng trọng lượng.
  • Hao hụt tại các điểm góc cạnh

Vậy, tổng hao hụt màng GCL sẽ rơi vào khoảng 7% – 10%. Hao hụt thấp phụ thuộc vào công tác tính toán trước khi sản xuất và trong quá trình thi công.

  • Trọng lượng bentonite cần dùng tương đương với trọng lượng loại màng chống thấm bentonite. Ví dụ màng GCL ART3000

Khối lượng Bentonite cần dùng = (Tổng diện tích / khổ rộng màng) x 0.15m x 2.7 kg.

Ví dụ: Với 10.000 m2 diện tích cần phủ màng Bentonite Art3000 ta cần khối lượng bentonite = 10.000 / 5.7 m x 0.15m x 2.7 kg = 710 kg

Các ứng dụng

  • Lớp lót và đóng nắp bãi chôn lấp
  • Hồ chứa
  • Kênh đào
  • SuDS Swales
  • Ao cảnh
  • Ao suy giảm
  • Ngăn tràn nhiên liệu
  • Kết cấu chống thấm
  • Ao cân bằng đường cao tốc và đường sắt

Những lợi ích của màng gcl

  • Tự ghép (không cần lắp đặt chuyên gia)
  • Tự phục hồi nếu bị thủng
  • Tiết kiệm khối lượng bãi chôn lấp so với lớp lót bằng đất sét nén chặt
  • Tương thích với lớp lót thứ cấp là màng chống thấm HDPE
  • Không bị ảnh hưởng bởi độ lún chênh lệch
  • Không bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ đông lạnh / rã đông, ướt / khô.
  • Khả năng chống phân bón, dầu nhiên liệu, hóa chất, v.v. tuyệt vời

Màng chống thấm GCL có nhiều ứng dụng trong lớp lót và đóng nắp bãi chôn lấp, hồ chứa, kênh mương, ao cảnh, hồ chứa cân bằng đường cao tốc và ao lưu giữ. Màng GCL cũng có thể được sử dụng trong lớp lót môi trường của các con đường và dự án ở vùng đất bị ô nhiễm, ngăn chặn tràn nhiên liệu, cắt rãnh và chống thấm.

Màng bentontie từ lâu đã được công nhận là vật liệu ngăn không thấm nước lý tưởng. Màng GCL cung cấp các đặc tính rào cản của bentonite nằm giữa hai lớp vải địa kỹ thuật xuyên kim với nhau.

Lớp vải địa phía trên của Claymat Geosynthetic Clay Liner là loại vải dệt bằng polypropylene không dệt màu trắng và lớp vải bên dưới là loại polypropylene được dệt. Kết quả là GCL mỏng, mềm dẻo và dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

Phương pháp thi công màng chống thấm GCL

Thi công màng chống thấm GCL

Thi công màng chống thấm GCL

Công tác mặt bằng

+ Mặt bằng phải nhẵn, phẳng, khô ráo và chắc chắn không còn các vật sắc nhọn như: Đá dăm, sắt vụn, cành cây, vỏ hầu hà, … có khả năng làm thủng rách cho lớp màng gcl

+ Mặt bằng phải có hệ thống tiêu thoát nước (nước mưa hoặc nước ngầm), công trường phải được trang bị các thiết bị: bơm, hút, ống dẫn… sẵn sàng vận hành phục vụ cho công tác thi công.

+ Tiến hành đào rãnh neo để neo giữ màng phải bảo đảm đúng qui cách kỹ thuật.

Công tác rải màng GCL:

+ Trải màng trên mái dốc hoặc mặt phẳng nghiêng: rải dọc cuộn từ đỉnh mái xuống chân của mái, các đường chồng mí chạy dọc theo chiều mái

+ Nếu là đập đất phải rải kéo dài các tấm màng cách đường chân khay ít nhất 25 m sau đó cắt ngang dòng thấm và sâu hơn độ sâu của nó là 0,3 m.

+ Khoảng cách chồng mí là 15 cm.

+ Trên mặt phẳng: Trải tùy theo địa hình đảm bảo tổng đường nối là nhỏ nhất, ít phả cắt nhất

+ Nếu mái dốc có độ dài lớn hơn chiều dài cuộn màng GCL thì thiết kế thêm rãnh neo, cứ thêm 1 cuộn thì cần 1 rãnh neo, độ dài chồng mí ít nhất 50cm.

+ Sau khi trải màng chống thấm GCL qua rãnh neo thì tiến hành đầm chặt 95% trị số Proctor.

Công tác rải màng chống thấm GCL thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới.

Màng chống thấm GCL chống thấm suối

Màng chống thấm GCL chống thấm suối

Chồng mí các tấm màng GCL nối tiếp:

Tiến hành chống mí tối thiểu 15cm và đảm bảo đường chồng mí dọc theo chiều mái, song song nối tiếp với nhau dọc theo chiều hồ

Gắn nối màng chống thấm Bentonite:

1) Lật tấm màng nằm phía trên lên và vệ sinh diện tích gắn nối.

2) Rải đều một lớp mỏng bột khô Sodium Bentonite lên diện tích gắn nối của tấm nằm phía dưới bằng xe rải đẩy tay hoặc bằng các công cụ cầm tay.

3) úp tấm trên lại đúng như vị trí ban đầu. Kết thúc công đoạn gắn nối.

Việc gắn nối có thể làm đồng thời với quá trình rải màng mà không cần phải đợi quá trình rải màng hoàn thành. Tuy nhiên, phải tránh việc trải màng làm xê dịch điểm giáp nối ảnh hưởng xấu đến lớp bột và chất lượng đường hàn nối

Sửa chữa, hàn vá:

Dùng bột Bentonite rải một lớp mỏng lên diện tích hàn sau đó úp miếng vá lên là xong

Hướng dẫn lắp đặt màng Bentonite chống thấm cho móng, tường, trụ …

Có thể sử dụng nẹp đinh để neo giữ màng GCL tại móng hay tường, cột trụ

Vui lòng liên hệ Hạ Tầng Việt – Các sản phẩm chủ đạo thảm bảo vệ sàn, thảm lót bảo vệ sàn công trình

You've just added this product to the cart: